Tết Hàn Thực là ngày lễ truyền thống đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên trong văn hóa Việt Nam. Vì vậy mà các loại bánh Tết Hàn Thực cũng rất được quan tâm . Những chiếc bánh trôi, bánh chay tròn đầy, thơm ngọt, tượng trưng cho lòng biết ơn và ý nghĩa gắn kết gia đình. Nếu bạn tò mò về các loại bánh này thì có thể cùng Bánh Ngon Wiki khám phá câu chuyện ý nghĩa đằng sau từng món bánh ở bài viết sau.
Ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết Hàn Thực
Trước khi tìm hiểu về bánh Tết Hàn Thực, bạn có thể tìm hiểu về nguồn gốc của ngày lễ này. Vào năm 2025 sắp tới, Tết Hàn Thực sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức thứ Năm, ngày 31 tháng 3 năm 2025 dương lịch.
Đây là dịp lễ truyền thống đặc biệt và còn được gọi là Tết Bánh trôi bánh chay ở Việt Nam (bánh Tết Hàn Thực). Ngày lễ này mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên và lưu giữ phong tục “hàn thực” (thức ăn lạnh).
Tết Hàn Thực không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn được biết đến tại Trung Quốc, nơi phong tục này có nguồn gốc sâu xa gắn liền với câu chuyện lịch sử cảm động. Theo truyền thuyết, vào thời Xuân Thu, hiền sĩ Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công suốt 19 năm trời, cùng trải qua bao gian khổ.
Sau khi giành lại ngôi vương, Tấn Văn Công đã phong thưởng hậu hĩnh cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Không màng danh lợi, Giới Tử Thôi đưa mẹ vào ẩn dật tại núi Điền Sơn.
Khi nhớ ra, vua Tấn Văn Công cho người tìm nhưng Tử Thôi không quay về. Để ép ông trở về, nhà vua ra lệnh đốt rừng. Tuy nhiên, Tử Thôi cùng mẹ quyết chí ở lại và chịu chết cháy trong rừng.
Quá đau buồn, vua Tấn Văn Công lập miếu thờ và ban lệnh dân chúng phải kiêng đốt lửa ba ngày. Ông chỉ ăn thức ăn nguội để tưởng nhớ công lao và đức hạnh của Giới Tử Thôi. Từ đó, phong tục này được lưu truyền, trở thành nguồn gốc của Tết Hàn Thực, gắn liền với ý nghĩa thiêng liêng về lòng trung nghĩa và sự tưởng nhớ người đã khuất.
Bánh Tết Hàn Thực có những loại nào?
Bánh trôi và bánh chay là hai món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Hàn Thực của người Việt. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, người dân còn chuẩn bị thêm xôi chè hoặc bánh quả nhót để cúng tổ tiên và lễ Phật. Đặc biệt là tại các vùng ngoại thành Hà Nội như Hát Môn (Phúc Thọ).
Nhiều người tin rằng tục làm bánh trôi, bánh chay mang ý nghĩa nhắc nhở về truyền thuyết “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Đó là biểu tượng của sự gắn kết và nguồn cội.
999+ loại bánh Á ngon, đặc sắc và công thức làm bánh đơn giản
Bánh trôi
Tết Hàn Thực làm bánh gì? Bánh trôi là một trong 3 loại bánh Tết Hàn Thực được sử dụng phổ biến nhất. Loại bánh này được làm từ bột nếp nhào với nước, bọc bên trong là nhân đường phên. Loại đường này thường được chọn kỹ lưỡng, ngon nhất là từ Dương Liễu, Cát Quê, có màu đỏ thắm, cứng và thơm mát.
Viên bánh trôi tròn nhỏ, vừa miệng, bọc lấy viên đường phên cắt vuông vắn. Sau khi nặn bánh xong, bánh sẽ thả vào nồi nước đang sôi. Khi bánh chín, chúng sẽ nổi lên, được vớt ra ngâm trong nước lạnh để săn lại. Sau đó xếp lên đĩa và rắc thêm vừng rang thơm.
Hiện nay, bên cạnh bánh trôi truyền thống, nhiều người còn sáng tạo thêm các biến thể mới mẻ cho loại bánh Tết Hàn Thực này. Bánh trôi được tạo hình ngộ nghĩnh như hình chân mèo, hoặc trộn bột với lá dứa, gấc, khoai lang để tạo màu sắc bắt mắt.
Vậy tại sao Tết Hàn Thực lại ăn bánh trôi nhiều nhất? Tết Hàn Thực ở Việt Nam gắn liền với bánh trôi vì đây là món bánh truyền thống tượng trưng cho sự tròn đầy, gắn kết và nguồn cội.
Bánh trôi được làm từ bột nếp, nhân đường phên, khi luộc chín sẽ nổi lên mặt nước. Hình ảnh này gợi nhớ câu thơ “bảy nổi ba chìm” của Hồ Xuân Hương và thể hiện triết lý sống của người Việt.
Bánh chay
Tết Hàn Thực có bánh gì? Bánh chay là bánh Tết Hàn Thực có kích thước lớn hơn bánh trôi, nhân làm từ đậu xanh nấu chín trộn với đường và dừa nạo. Đậu xanh dùng làm nhân thường là giống đỗ tiêu hạt nhỏ, thơm.
Bánh chay được bày trong bát, chan thêm chè đường sánh nấu từ bột đao hoặc bột sắn dây ướp hương hoa bưởi. Tùy theo phong tục từng vùng, bánh có thể được rắc thêm vừng, dừa nạo hoặc đậu xanh nghiền nhỏ trên mặt, tạo nên hương vị ngọt thanh, dịu mát.
Ngoài ra, hiện nay loại bánh Tết Hàn Thực này còn được nhiều người biến tấu với đa dạng các loại nhân như bí đỏ, đậu đỏ. Từ đó đáp ứng khẩu vị đa dạng của nhiều gia đình và thực khách.
Danh sách 999+ các loại bánh ngọt ngon nhất thế giới dành cho mọi dịp!
Bánh quả nhót
Ở một số vùng miền Bắc, người dân còn làm bánh quả nhót cho Tết Hàn Thực. Bánh được làm từ bột nếp, không có nhân, thường được luộc chín rồi xào với mật hoặc phủ thêm lạc rang bên ngoài. Loại bánh này tuy đơn giản nhưng mang đậm nét đặc trưng văn hóa.
Các loại bánh Tết Hàn Thực không chỉ đơn thuần là những món ăn truyền thống mà còn là cầu nối văn hóa, nhắc nhở mỗi người về cội nguồn và giá trị gia đình. Qua những chiếc bánh trôi tròn đầy hay bánh chay thanh đạm, chúng ta cảm nhận được sự trân quý những điều giản dị mà sâu sắc. Hãy cùng Bánh Ngon Wiki lưu giữ và lan tỏa truyền thống này để Tết Hàn Thực luôn là dịp thiêng liêng, gắn kết yêu thương nhé!