Trong các dịp lễ Tết, hẳn không ít lần bạn bắt gặp những đĩa bánh tét Trà Cuôn với đầy đủ sắc màu vô cùng bắt mắt. Để hoàn thiện một đòn bánh hài hòa ngũ sắc như vậy, người gói bánh phải thật sự khéo léo, đặt trọn tâm huyết vào từng khâu chế biến. Cùng Bánh Ngon Wiki tìm hiểu cặn kẽ món bánh này nhé!
Bánh tét Trà Cuôn là gì lại khiến nhiều người yêu thích đến vậy?
Bánh tét Trà Cuôn là loại bánh đặc sản của vùng Trà Vinh. Điểm nổi bật của bánh là lớp nếp dẻo có nhiều màu sắc rực rỡ. Tùy theo sở thích và độ khéo tay, nghệ nhân có thể làm ra đòn bánh tét 7 màu hoặc đòn bánh tét 4 màu.
Màu sắc tự nhiên của lớp vỏ bánh được lấy từ lá cẩm, lá dứa, gấc, đậu biếc và nghệ. Bên trong bánh thường có nhân chuối ngọt, nhân đậu xanh mặn hoặc nhân thập cẩm béo ngậy.
Tìm hiểu chi tiết những nét đặc biệt của bánh tét nhiều màu Trà Cuôn
Dưới đây là những thông tin chi tiết xoay quanh món bánh tét ba màu Trà Cuôn:
Nguồn gốc bánh tét Trà Cuôn
Bánh tét Trà Cuôn là đặc sản nổi tiếng của vùng Trà Vinh. Từ lâu, món bánh này đã trở thành thức quà không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Với hương vị độc đáo, hình thức bắt mắt nhờ lớp nếp nhiều màu sắc, bánh tét Trà Cuôn xứng đáng là món bánh truyền thống mang giá trị ẩm thực của người dân Việt Nam.
Ý nghĩa đằng sau món bánh tét Trà Cuôn xuất hiện nhiều trong dịp Tết
Bánh tét Trà Cuôn thường xuất hiện nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên Đán, bởi loại bánh này mang ý nghĩa sung túc, viên mãn và may mắn.
Hình dáng đòn bánh tét tròn dài tượng trưng cho sự đầy đủ, viên mãn và ấm no. Năm màu của lớp vỏ bánh bánh xanh, đỏ, vàng, tím, trắng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Màu đỏ từ gấc và màu vàng từ nghệ trong bánh được xem là biểu tượng mang lại tài lộc và thịnh vượng.
Cách chế biến món bánh tét Trà Cuôn Trà Vinh
Quy trình làm bánh bắt đầu với bước ngâm nếp trong nước cốt dừa và nước màu tự nhiên. Sau đó, người thợ sẽ chuẩn bị nhân bánh và thực hiện gói bánh thành từng đòn. Bánh sau khi hấp khoảng 6 – 8 tiếng là có thể dùng được.
999+ loại bánh Á ngon, đặc sắc và công thức làm bánh đơn giản
Cánh ăn bánh tét Trà Cuôn 3 màu thơm ngon, chuẩn vị
Bánh tét Trà Cuôn có thể ăn theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là 3 cách ăn chuẩn vị miền Tây bạn có thể trải nghiệm:
- Cắt bành thành lát mỏng và ăn trực tiếp
- Chiên bánh trên chảo nóng với dầu ăn để lớp vỏ trở nên giòn hơn
- Ăn kèm với đường hoặc muối mè
Cách bảo quản món bánh tét 3 màu Trà Cuôn
Tương tự như các loại bánh tét khác, bạn có thể bảo quán bánh ở nhiệt độ phòng từ 2 – 3 ngày. Nếu muốn giữ bánh được lâu hơn, bạn có thể để bánh trong ngăn mát từ 7 – 10 ngày hoặc ngăn đông từ 1 – 2 tháng. Khi ăn, bạn chỉ cần cho bánh ra ngoài rã đông, sau đó hấp nóng hoặc chiên giòn bánh.
Câu hỏi thường gặp về món bánh tét ngũ sắc Trà Cuôn
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến xoay quanh món bánh tét Trà Cuôn và một số loại bánh tét có nét tương đồng bánh Trà Cuôn:
Bánh tét 3 màu Trà Vinh mua ở đâu?
Bạn có thể mua bánh tét Trà Cuôn ở các chợ Trà Vinh, trạm dừng chân hoặc đặt online từ các cửa hàng chuyên bán đặc sản miền Tây. Nếu bạn ở Sài Gòn, bạn có thể ghé qua mua bánh ở những cửa hàng sau:
- Bánh tét Mẹ Quê Quận 10
- Bánh tét Út Tết Trà Cuôn Ngũ Sắc Quận 1
- Bánh tét Trà Cuôn Hai Lý Quận 10
Bánh tét 3 màu Cần Thơ mua ở đâu?
Ở Cần Thơ, bánh tét Trà Cuôn được bán tại các khu chợ lớn hoặc các cửa hàng chuyên đặc sản miền Tây quanh chợ nổi Cái Răng. Mặt khác, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy loại bánh này bày bán phổ biến ở khu vực bến xe hoặc trạm dừng chân dành cho khách du lịch.
Bánh tét ngọt miền Tây gồm các loại nhân nào?
Bánh tét ngọt miền Tây thường được gói kèm các loại nhân phổ biến như nhân chuối, nhân cốm dẹp, nhân đậu xanh ngọt.
Bánh tét 5 màu ngũ sắc làm có khó không?
Quy trình làm bánh tét 5 màu sẽ không quá khó nhưng yêu cầu ở bạn tính tỉ mỉ ở công đoạn ngâm nếp và pha màu từ các vật liệu tự nhiên như lá cẩm, lá dứa, gấc, nghệ và hoa đậu biếc.
Bánh tét cốm dẹp Trà Vinh khác gì bánh tét Trà Cuôn?
Cả 2 loại bánh này đều là đặc sản vùng Trà Vinh, tuy nhiên giữa 2 loại có sự khác biệt về hạt nếp dùng làm vỏ bánh:
- Với bánh tét cốm, chúng ta sẽ chọn hạt cốm dẹp, hoặc hạt nếp rang xay mịn để làm vỏ bánh thay vì nếp thường. Cốm dẹp sẽ hỗ trợ tạo vị thơm và độ ngọt đặc trưng cho bánh.
- Với bánh tét Trà Cuôn, chúng ta có thể dùng nếp thường kết hợp với màu tự nhiên để làm vỏ bánh.
Qua bài viết trên, Bánh Ngon Wiki đã giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh món bánh tét Trà Cuôn nhiều màu sắc hấp dẫn. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm tường tận về món bánh truyền thống này. Nếu có dịp, bạn đừng quên mua một đòn bánh mang về trải nghiệm cùng bạn bè, người thân nhé!